Tài sản về trí tuệ có giá trị vô cùng to lớn trong cuộc sống. Vì thế nên tài sản trí tuệ rất dễ bị xâm phạm. Hiện nay, hành vi này được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và phức tạp.Do đó, việc nâng cao ý thức bảo hộ tài sản trí tuệ cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Trong quy định của pháp luật hiện nay, có 3 chế tài được áp dụng để xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đó là xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Công ty LAVN xin giới thiệu sơ lược đến quý khách về các biện pháp xử lý này.
Có thể bạn quan tâm: Đăng kí hợp đồng li-xăng
Mục lục
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Biện pháp dân sự
Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Biện pháp hành chính
– Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
– Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
– Ngoài các hình thức xử phạt trên, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.
– Mức tiền phạt được ấn định ít nhất bằng giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được và nhiều nhất không vượt quá năm lần giá trị hàng hoá vi phạm đã phát hiện được.
Biện pháp hình sự
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Đối với tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Người nào không được phép của chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm
phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô
thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản
ghi hình.”;
Đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”;
Trên đây là toàn bộ thông báo của chúng tôi liên quan đến vấn đề về xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp cần làm rõ thêm bất kỳ nội dung nào, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Điện thoại: 0908 265 196
Địa chỉ: Lầu 3 Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, Hồ Chí Minh
Email: support@luat.demothemewp.com
Trân trọng!