Nghị định 15/2018/NĐ-CP ra đời đã mở ra một chương mới trong hoạt động của các đơn vị kinh doanh thực phẩm. Không còn lo gia hạn giấy phép 3 năm/lần, không còn phải đợi cơ quan nhà nước chấp thuận. Giờ đây, bạn chỉ cần tự tin mình làm đúng luật thì có thể nhập hàng được rồi. Hãy cũng LAVN điểm lại những điểm mới trong thủ tục công bố sản phẩm thực phẩm nhé.

Mục lục
1. Thủ tục tự công bố thực phẩm là gì?
Nghị định 15/2018/NĐ-CP cho phép các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm không thuộc nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe/ thực phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi/ phụ gia thực phẩm mới chỉ cần tiến hành thủ tục tự công bố trước khi kinh doanh sản phẩm. Vậy thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm là gì? Đó là thủ tục đơn vị kinh doanh thực các loại thực phẩm bào gồm:
- Thực phẩm thường nhập khẩu
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
- Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Phải thực hiện trước khi thông quan với hàng nhập khẩu hoặc trước khi bán sản phẩm ra thị trường với hàng sản xuất trong nước.
2. Tại sao phải làm thủ tục tự công bố thực phẩm
Nghị định 15/2018/NĐ-CP quản lý theo hướng hậu kiểm, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp đơn giản hoá thủ tục hành chính cần thực hiện. Điều này yêu cầu ý thức của người kinh doanh thực phẩm phải được nâng lên rất cao. Theo đó, mức xử phạt với hành vi vi phạm về thủ tục tự công bố thực phẩm quy định tại điều 20 nghị định 115/2018/NĐ-CP đã được điều chỉnh cao hơn 5-7 lần so với mức phạt trước khi áp dụng nghị định. Bạn có thể tham khảo mức phạt vi phạm quy định về tự công bố sản phẩm tại đây:
https://drive.google.com/file/d/1Wtj7uL1JS9gT75Iho__lCo4ekTodl9RN/view
Với rủi ro quá lớn như vậy, tốt nhất bạn nên thực hiện thủ tục một cách nghiêm chỉnh theo quy định. Mức phí không bao nhiêu nhưng lại phòng chống được rất nhiều rủi ro.
3. Hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm gồm những gì?
Chắc bạn đọc trong luật sẽ thấy hồ sơ tự công bố chỉ cần có bản tự công bố và kết quả kiểm nghiệm. Đơn giản quá phải không? Nhưng đáng tiếc thực tế chẳng bao giờ đơn giản thế cả. Nếu bạn đã từng thực hiện thành công hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm, bạn sẽ biết rằng hồ sơ tối thiểu phải có những tài liệu sau: :
- Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 01 Phụ lục I NĐ15/2018/NĐ-CP)
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng. (việc kiểm nghiệm có thể tiến hành tại phòng kiểm nghiệm trong nước hoặc nước ngoài. Với điều kiện phòng kiểm nghiệm đó đạt chứng chỉ ISO 17025)
- Nhãn gốc sản phẩm
- Dự thảo nội dung ghi nhãn phụ sản phẩm
– Trường hợp sản phẩm chưa có QCVN/TCVN thì cần nộp thêm bản thông tin chi tiết sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất và bản dịch bản thông tin chi tiết đó.
4. Quy trình thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm
Để hoàn thành thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm, chúng ta sẽ phải làm đủ các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm Việc xác định chỉ tiêu cần kiểm nghiệm cần dựa trên: quy định pháp luật Việt Nam; Các tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia của sản phẩm (nếu có); Quy chuẩn của Codex liên quan đến sản phẩm (nếu có); Bản thông tin chi tiết sản phẩm (specification) do nhà sản xuất công bố; Thông tin ghi trên nhãn sản phẩm.
- Bước 2: tiến hành nghiệm các chỉ tiêu cần thiết mà Bước 1 đã tra cứu;
- Bước 3: soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ tự công bố theo quy định. Danh mục hồ sơ cần chuẩn bị bạn có thể tham khảo ở mục 4 bài viết này.
- Bước 4: Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm, hoặc Chi Cục ATTP các tỉnh/thành. Nếu gửi qua bưu điện, bạn nên chọn gửi bằng hình thức chuyển phát bảo đảm có bảo phát để lưu lại bằng chứng chứng minh doanh nghiệp mình đã nộp hồ sơ.
- Bước 5: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm, hoặc Chi Cục ATTP các tỉnh/thành tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. Nếu hồ sơ của bạn đã được cơ quan quản lý nhà nước, thường là Ban Quản lý an toàn thực phẩm/hoặc Sở Y tế đăng tải tên website chính thức của các cơ quan nói trên tức là hồ sơ của bạn đã hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan tiếp nhận sẽ có công văn yêu cầu sửa đổi bổ sung.
- Bước 6: 01 bản còn lại đơn vị công bố sản phẩm đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở công ty. Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó
5. Dịch vụ tư vấn thực hiện thủ tục tự công bố thực phẩm của LAVN
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công bố thực phẩm, chúng tôi sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn rủi ro pháp lý khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm. Các công việc chúng tôi thực hiện bao gồm:
- Tư vấn điều kiện, thủ tục tự công bố thực phẩm;
- Tra cứu các chỉ tiêu cần kiểm nghiệm theo quy định pháp luật;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn đơn vị kiểm nghiệm để tiêt kiệm chi phí;
- Giúp khách hàng mang mẫu đi kiểm nghiệm, nhận kết quả kiểm nghiệm;
- Hỗ trợ xin tách kết quả kiểm nghiệm trong trường hợp có chỉ tiêu không đạt;
- Hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết khác để xin cấp giấy phép;
- Xây dựng bộ hồ sơ cần thiết, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hướng dẫn những việc phải làm sau khi hoàn thiện hồ sơ.
Với những hướng dẫn nêu trên, hy vọng bạn đã có hình dung cụ thể để chuẩn bị hồ sơ tự công bố thực phẩm. Trường hợp bạn vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp những thắc mắc của bạn. L.A.V.N là đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh công bố chất lượng thực phẩm với hàng trăm lượt khách hàng thành công. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quy khách hàng sẽ được hỗ trợ trong các công việc sau đây:
Nếu bạn có thắc mắc, hãy để lại câu hỏi trong khung liên hệ bên dưới. Nếu bạn chưa có nhu cầu thực hiện dịch vụ mà thấy bài viết này hữu ích thì hãy share bài viết này để những người cần có thêm thông tin cần thiết nhé. Còn nếu bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục, hãy cầm điện thoại lên gọi ngay cho LAVN để được hộ trợ hiệu quả và nhanh chóng nhé.
LAVN LAW FIRM
Địa chỉ : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 028 6261 6569 Email: support@luat.demothemewp.com