Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Năm 2018 là năm đánh dấu những thay đổi quan trọng trong các quy định pháp luật về việc đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Với sự ra đời của nghị định 39/2017/ND-CP và nghị định 123/2018/ND-CP. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những quy định mới có gì khác so với thủ tục công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi trước kia nhé.

Mục lục

Sản phẩm nào cần thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Khác với trước kia, chỉ cần sản phẩm có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành thì bất kỳ công ty nào cũng có quyền nhập khẩu sản phẩm. Theo quy định mới tại nghị định 39/2017/ND-CP, để nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản các doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lưu hành. Trên thông báo cho đăng ký lưu hành có tên công ty và văn bản chỉ gửi riêng cho công ty đó mà thôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông không còn ban hành danh mục tổng hợp nữa, nên sẽ không có tình trạng doanh nghiệp “xài chùa” giấy phép do đơn vị khác vất vả đăng ký mới được nhập khẩu.

Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ một số sản phẩm không phải thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành. Đó là thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất chỉ dùng để tiêu thụ nội bộ hoặc theo tập quán và các nguyên liệu đơn.

đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản

1. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước

Với sản phẩm được sản xuất trong nước, bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau để đăng ký:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo mẫu quy định;
  • Bản sao thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; Như vậy, các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần gửi hồ sơ công bố hợp quy điều kiện sản xuất đến Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn địa phương trước khi làm thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi
  • Hợp đồng gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản nếu thuê đơn vị không trực tiếp sản xuất mà thuê bên khác sản xuất cho mình;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng, bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
  • Phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được nêu trong bản tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thí nghiệm phải là đơn vị được chỉ địng hoặc thừa nhận (có ISO 17025);
  • Mẫu nhãn của sản phẩm lưu hành trong thực tế.

2. Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký lưu hành các sản phẩm nhập khẩu sẽ có chút phức tạp hơn so với sản phẩm trong nước. Bạn sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu theo mẫu quy định;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp;
  • Bản sao một trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin chi tiết sản phẩm của nhà sản xuất. Tài liệu này phải có các nội dung tối thiểu gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn, phương pháp thử với các chỉ tiêu trên; công dụng, hướng dẫn sử dụng;
  • Bản tiêu chuẩn sản phẩm công bố áp dụng dựa trên nội dung tương ứng mà nhà sản xuất cung cấp;
  • Nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt. Cần lưu ý nhãn phụ phải có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định về ghi nhãn sản phẩm
  • Phiếu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm;
  • Nhãn gốc của sản phẩm được in màu rõ ràng;

Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch thuật theo quy định. Các tài liệu do cơ quan nhà nước ở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Giấy phép đăng ký lưu hành sản phẩm có thời hạn 05 năm, sau khi hết hạn sản phẩm cần được đăng ký lưu hành lại. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng, thủ tục đăng ký lại khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị 03 loại tài liệu sau:

Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Bản tiêu chuẩn sản phẩm (đã có rồi giờ chỉ in lại thôi);

Mẫu nhãn của sản phẩm kèm nhãn phụ nếu là sản phẩm nhập khẩu. Cái này cũng có sẵn rồi, chỉ việc in ra thôi.

Dịch vụ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản của Công ty Luật LAVN

LAVN có trên 7 năm kinh nghiệm đăng ký các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho các khách hàng trong và ngoài nước. Đến với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ các vấn đề sau:

  • Tư vấn điều kiện, thủ tục xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi;
  • Soạn thảo hồ sơ, đề cương kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi và các giấy tờ cần thiết khác;
  • Đại diện khách hàng nộp hồ sơ, đôn đốc quá trình giải quyết hồ sơ, nhận kết quả đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Chăn nuôi hoặc Tổng Cục Thủy sản).

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này! Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các quy định pháp luật liên quan tại website của Cục chăn nuôi tại địa chỉ sau: http://cucchannuoi.gov.vn/

LAVN LAW FIRM

Địa chỉ  : Lầu 3, Tòa nhà Lộc Thiên Ân, Số 49 Lê Quốc Hưng, F.12, Q.4, TP. HCM

VP Hà Nội: Phòng 302 – số nhà 94 ngõ 126 đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (028) 6261 6569                        |      Fax: 028 6261 6639

Email: support@luat.demothemewp.com         |       Website: www.lavn.com.vn

Hoặc để lại lời nhắn tại khung liên hệ dưới đây.

[contact-form-7 id="315" title="Contact post"]